Chào mừng các các bạn đã đến với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Tư vấn tuyển sinh

GIỚI THIỆU NGUỒN LỰC
Danh sách các Khoa:
Du lịch     |     Kế toán     |     Kinh tế     |     Kinh tế chính trị     |     Luật     |     Lý luận chính trị    
Quản trị Kinh doanh     |     Tài chính - Ngân hàng     |     Thống kê - Tin học     |     Thương mại    
Công tác Sinh viên     |     Thư viện     |     Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
KHOA KINH TẾ
1. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA KHOA

Sau ngày thống nhất đất nước, cùng với sự ra đời của Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Khoa Kinh tế được thành lập và đi vào hoạt động, với bề dày lịch sử trên 35 năm hoạt động đào tạo

Từ 1975 - 1984: Những giáo viên thuộc Khoa kinh tế hiện nay được bố trí sinh hoạt, công tác trong một tổ bộ môn KH -TK trong khoa kinh tế trường ĐHBK Đà nẵng.

1976 - 1984: Bộ môn KH -TK: đào tạo sinh viên thuộc chuyên ngành Kế hoạch và Thống kê.

Từ 1985 - 1994: Tổ bộ môn KH - TK được tách ra thành hai tổ, tổ bộ môn thống kê và tổ bộ môn kinh tế tổng hợp

Từ tháng 12/1995-2000: Khoa kinh tế được thành lập, là một trong 6 khoa của trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Đà nẵng hiện nay.

Từ 2001 - nay: Khoa kinh tế là một trong 9 khoa của trường Đại học Kinh tế với 4 chuyên ngành đào tạo bậc đại học cho các hệ chính qui, cử tuyển và tại chức, 1 chuyên ngành đào tạo cao học và tiến sĩ

2. CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA KINH TẾ
2.1. CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA KINH TẾ

Chuyên ngành Kinh tế phát triển bắt đầu từ khóa 1 đến nay là khóa 39 với hơn 4000 sinh viên chính qui. Hệ tại chức và cử tuyển ở các tỉnh thành trong cả nước từ khóa 1 đến khóa 32 hơn 1500 sinh viên.

Hiện tại chuyên ngành có 300 sinh viên hệ chính qui, 250 sinh viên hệ tại chức ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Ở chuyên ngành này đến nay có 200 học viên cao học và 8 nghiên cứu sinh đang học tập.

Mục tiêu đào tạo: Chuyên ngành Kinh tế phát triển đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế có năng lực phân tích, hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội, có khả năng lập, phân tích và thẩm định các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc gia, địa phương, vùng, ngành và các tố chức kinh tế - xã hội
Vị trí công tác sau khi tốt nghiệp:
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về Kinh tế - xã hội từ Trung Ương đến địa phương (Các Sở, Phòng…)
  • Các Trung tâm, Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội, các trường đại học, cao đẳng và THCN…
  • Ban quản lý các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước
  • Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế…
2.2. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ LAO ĐỘNG

Chuyên ngành bắt đầu đào tạo chính quy từ khóa 27 và tại chức ở các tỉnh từ khóa 15, hiện nay có 150 sinh viên chính qui đang theo học chuyên ngành này.

Mục tiêu đào tạo: Chuyên ngành Kinh tế lao động đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế có năng lực chuyên môn về tổ chức và quản lý các lĩnh vực dân số và nguồn nhân lực, có khả năng phân tích, tham gia hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động xã hội ở phạm vi quốc gia, địa phương, vùng, ngành và các tố chức kinh tế - xã hội
Vị trí công tác sau khi tốt nghiệp:
  • Các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung Ương đến địa phương ( Bộ TBLĐ-XH và các cơ quan TBLĐ-XH ở địa phương, Uỷ ban dân số và KHH gia đình, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam…)
  • Các Trung tâm, Viện nghiên cứu về kinh tế - xã hội, các trường đại học, cao đẳng và THCN…
  • Các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
2.3. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành bắt đầu đào tạo chính quy từ khóa 37 hiện nay có 150 sinh viên chính qui đang theo học chuyên ngành này.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công có khả năng hoạch định và quyết định các chính sách kinh tế-xã hội, có khả năng phân tích, đánh giá và tham mưu cho các cấp quản lý có quyết định liên quan đến các chính sách phát triển, dự án chi tiêu và đầu tư công, quản lý và khai thác các công trình công cộng.
Vị trí công tác sau khi tốt nghiệp:
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về Kinh tế - xã hội từ Trung ương đến địa phương;
  • Các tổ chức cung ứng hàng hóa - dịch vụ có tính chất công cộng, Các Cơ sở đào tạo, Viện nghiên cứu.
  • Ban quản lý các dự án đầu tư khu vực công, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước và các tổ chức phi chính phủ
2.4. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ

Chuyên ngành bắt đầu tuyển sinh đào tạo chính quy từ khóa 37 hiện nay có 150 sinh viên chính qui đang theo học chuyên ngành này.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh tế Đầu tư có năng lực để tham gia phân tích, hoạch định, thực thi và thẩm định các chính sách đầu tư, quản lý các dự án đầu tư, chương trình dự án đầu tư trong và ngoài nước trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc gia, địa phương, vùng lãnh thổ và trong các tổ chức kinh tế - xã hội.
Vị trí công tác sau khi tốt nghiệp:
  • Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư từ trung ương tới địa phương;
  • Các Ban quản lý các dự án đầu tư của trung ương, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội.
  • Trung tâm xúc tiến đầu tư từ trung ương tới địa phương
  • Các Cơ sở đào tạo, Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội.
2.5. VIỆC LÀM

Sau khi tốt nghiệp sinh viên Khoa Kinh tế có thể được tuyển dụng vào những vị trí như mô tả trong mỗi chuyên ngành. Đặc biệt những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, có trình độ ngoại ngữ, tin học có thể được tuyển dụng vào làm việc trong các văn phòng đại diện thực hiện các chương trình dự án quốc gia có tài trợ nước ngoài về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, quản lý nguồn nhân lực.

Rất nhiều sinh viên của Khoa với tinh thần năng động sáng tạo và tích cực rèn luyện, phấn đấu đã phát huy tác dụng rất tốt sau khi tốt nghiệp. Hiện nay nhiều người đang giữ những cương vị lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp.

3. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Từ chỗ chỉ có 2 đến 3 giáo viên sinh hoạt ghép với bộ môn khác trong những năm đầu thành lập, nay Khoa kinh tế đã có 21 cán bộ công chức trong đó có 20 thầy cô giáo đã từng được đào tạo trong và ngoài nước.. Trong đó có 1 PGS TS, 2 TS, 9 thạc sĩ và 1 nghiên cứu sinh. Giảng viên của Khoa thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức và là những người năng động, nhiệt tình có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
4. NGHIÊN CỨU KHOA HOC, TƯ VẤN VÀ HỢP TÁC

Khoa Kinh tế đặc biệt chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học, viết giáo trình và hoàn thành nhiều đề tài cấp Bộ và các bài báo có tính thực tiễn cao.. Khoa tiến hành cung cấp dịch dụ nghiên cứu, tư vấn các vấn đề kinh tế xã hội có tính cấp thiết do thực tiễn đặt ra như xây dựng chiến lược, qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội...Khoa Kinh tế là nơi duy nhất tại Miền trung hợp tác với Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Giáo dục đào tạo, đào tạo cử nhân kinh tế hệ tại chức và cử tuyển cho các Huyện miền núi của miền Trung và Tây Nguyên.

Về nghiên cứu khoa học trong những năm qua Khoa cũng đã khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên nhằm thúc đẩy tinh thần học tập và đạt giải ở cấp trường và đại học Đà Nẵng

5. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
Để phục vụ cho công tác nghiên cưú khoa học và công tác đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật của khoa được đầu tư và trang bị những thiết bị hiện đại. Hệ thống giáo trình, sách báo tham khảo được nhà trường bảo đảm khá tốt tại thư viện trường. Trong quá trình giảng dạy và học tập học giáo viên và sinh viên được tiếp cận và hỗ trợ với những phương tiện kỹ thuật hiện đại.
6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA KINH TẾ
Giảng dạy và nghiên cứu

Trong những năm tới Khoa tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy trên cơ sở đổi mới phương pháp giảng dạy, viết và xuất bản giáo trình bài giảng. bổ sung cho tất cả các môn chuyên ngành.

Củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho giảng dạy. Liên kết với cơ quan ở các địa phương thực hiện các nghiên cứu và tư vấn chính sách và phát luật để kết hợp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Đội ngũ: Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy theo hướng nâng cao chất lượng, tăng tỷ trọng tiến sĩ và thạc sĩ trong cơ cấu giảng viên để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong thời kỳ mới.
Về ngành nghề đào tạo: Duy trì các chuyên ngành đào tạo cử nhân và cao học đã có, tiếp tục mở thêm một số chuyên ngành cử nhân mới theo yêu cầu thực tế.
Hoạt động khác: Củng cố và nâng cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên cũng như những hoạt động bổ ích phục vụ cho việc học tập.