Chi tiết
Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - tiền thân là Phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, được thành lập năm 1975. Số cán bộ công chức, viên chức của Phòng hiện là 7 người, gồm 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 3 chuyên viên.
Phòng Đào tạo có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo Nhà Trường về chiến lược và kế hoạch đào tạo đại học; tổ chức xây dựng khung chương trình đào tạo cho tất cả các chuyên ngành thuộc tất cả các hệ và các phương thức đào tạo; tổ chức và quản lý toàn diện quá trình giảng dạy và học tập bậc đại học. Cụ thể:
Tóm tắt
Nội dung
Phòng Đào tạo có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo Nhà Trường về chiến lược và kế hoạch đào tạo đại học; tổ chức xây dựng khung chương trình đào tạo cho tất cả các chuyên ngành thuộc tất cả các hệ và các phương thức đào tạo; tổ chức và quản lý toàn diện quá trình giảng dạy và học tập bậc đại học.
Cơ cấu tổ chức của Phòng đào tạo như sau:
Nội dung.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ, từ năm học 2006-2007, phòng Đào tạo đã tham mưu trực tiếp cho Hội đồng xây dựng khung chương trình của trường thiết kế lại toàn bộ chương trình đào tạo của tất cả chuyên ngành theo hướng hiện đại, phù hợp với nhu cầu xã hội và tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Sau 04 năm thực hiện thành công đào tạo tín chỉ, năm học 2009-2010, phòng Đào tạo lại cùng với các khoa, bộ môn trong trường tiếp tục rà soát điều chỉnh lại toàn bộ chương trình đào tạo. Hiện nay, chương trình đào tạo của 19 chuyên ngành đã được chỉnh sửa và đưa vào áp dụng từ khóa tuyển sinh 2010.
Đang cập nhật nội dung.
Chuyên ngành đào tạo
Chương trình đào tạo đại học
Nhà trường đã thực hiện việc công bố mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng và trình độ ngoại ngữ mà sinh viên đạt được khi tốt nghiệp cho từng chuyên ngành:
Đang cập nhật nội dung
Huân chương Lao động hạng 3
Sinh viên học cùng lúc hai chương trình là sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng. 1. Điều kiện đăng ký học chương trình thứ 2 Để học cùng lúc hai chương trình, sinh viên cần đáp ứng các điều kiện: - Sau khi có đầy đủ kết quả học tập học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất. - Không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất: tại thời điểm đăng ký học chương trình thứ 2, sinh viên phải có điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,0 trở lên. - Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác với ngành đào tạo chính ở chuyên ngành thứ nhất. 2. Thủ tục đăng ký Sinh viên phải nộp đơn đăng ký học chương trình thứ 2 (theo mẫu) cho Phòng Đào tạo trong thời hạn qui định. Đơn đăng ký học chương trình thứ 2 của sinh viên phải có ý kiến đồng ý của phụ huynh, giảng viên chủ nhiệm và khoa quản lý sinh viên. Sau khi xem xét các điều kiện đăng ký học, Phòng Đào tạo sẽ đề xuất Hiệu trưởng ra quyết định cho phép sinh viên học chương trình thứ 2 đồng thời xác định rõ danh mục các học phần cần phải tích lũy theo chương trình thứ 2. 3. Tính và xét kết quả học tập 3.1. Tính kết quả học tập Đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình, - Điểm trung bình chung học kỳ được tính cho tất cả các học phần đăng ký học trong học kỳ, bao gồm các học phần của chương trình chính và chương trình thứ 2. - Điểm trung bình chung 2 kỳ liên tiếp được tính cho tất cả các học phần đăng ký học trong 2 kỳ liên tiếp. - Điểm trung bình chung tích lũy được tính riêng cho từng chương trình học. 3.2. Xét kết quả học tập a. Điều kiện buộc thôi học Việc xét các điều kiện thôi học cho sinh viên học cùng lúc hai chương trình được áp dụng theo điều 16 của Qui chế đào tạo đại học và cao đẳng theo hệ thống tín chỉ. Cụ thể, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: - Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 1,00 hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp; - Có điểm trung bình chung tích lũy của chương trình thứ nhất đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc 1,80 đối với sinh viên năm cuối khóa của chương trình thứ nhất. b. Điều kiện để tiếp tục theo học cả hai chương trình Sinh viên được tiếp tục theo học cả hai chương trình nếu có đủ các điều kiện sau: - Không bị buộc thôi học. - Điểm trung bình chung tích lũy của chương trình chính phải lớn hơn 2,0. - Điểm trung bình chung tích lũy của chương trình thứ hai phải lớn hơn 2,0. c.Điều kiện phải ngừng học chương trình thứ hai Sinh viên phải ngừng học chương trình thứ hai nếu không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học nhưng rơi vào một trong các trường hợp sau: - Có điểm trung bình chung tích lũy của chương trình chính nhỏ hơn 2,0, - Có điểm trung bình chung tích lũy của chương trình thứ hai nhỏ hơn 2,0. Hiệu trưởng ra Quyết định cho sinh viên ngừng học chương trình thứ hai. d. Điều kiện để được quay lại học tiếp chương trình thứ hai - Sinh viên bị ngừng học chương trình thứ hai do kết quả học tập của chương trình chính chỉ được quay lại đăng ký học các học phần của chương trình hai khi điểm trung bình chung tích lũy của chương trình chính được cải thiện đạt từ 2,0 trở lên. - Sinh viên bị ngừng học chương trình thứ hai do kết quả học tập của chương trình thứ hai chỉ được đăng ký học các học phần mới của chương trình hai khi đã cải thiện được kết quả của chương trình thứ hai với mức điểm trung bình chung tích lũy lớn hơn hoặc bằng 2.0; đồng thời tại thời điểm quay lại học chương trình thứ 2, điểm trung bình chung tích lũy của chương trình chính phải đạt từ 2.0 trở lên. - Sinh viên muốn quay trở lại học tiếp chương trình thứ 2 phải nộp đơn đăng ký (theo mẫu) cho Phòng Đào tạo và phải được Hiệu trưởng ra quyết định cho phép. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất; đối với các chương trình đào tạo Đại học của Nhà trường thời gian hoàn thành tối đa là 6 năm. Sinh viên phải nộp học phí đầy đủ cho các học phần đăng ký học ở chương trình thứ 2. 4. Xét và công nhận tốt nghiệp Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai nếu đã tốt nghiệp chương trình thứ nhất. Việc xét và công nhận tốt nghiệp của sinh viên theo học chương trình thứ 2 tuân thủ theo các qui định của Qui chế đào tạo Đại học và Cao đẳng theo hệ thống tín chỉ.
Sinh viên học cùng lúc hai chương trình là sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.
1. Điều kiện đăng ký học chương trình thứ 2
Để học cùng lúc hai chương trình, sinh viên cần đáp ứng các điều kiện:
- Sau khi có đầy đủ kết quả học tập học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất.
- Không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất: tại thời điểm đăng ký học chương trình thứ 2, sinh viên phải có điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,0 trở lên.
- Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác với ngành đào tạo chính ở chuyên ngành thứ nhất.
2. Thủ tục đăng ký
Sinh viên phải nộp đơn đăng ký học chương trình thứ 2 (theo mẫu) cho Phòng Đào tạo trong thời hạn qui định. Đơn đăng ký học chương trình thứ 2 của sinh viên phải có ý kiến đồng ý của phụ huynh, giảng viên chủ nhiệm và khoa quản lý sinh viên.
Sau khi xem xét các điều kiện đăng ký học, Phòng Đào tạo sẽ đề xuất Hiệu trưởng ra quyết định cho phép sinh viên học chương trình thứ 2 đồng thời xác định rõ danh mục các học phần cần phải tích lũy theo chương trình thứ 2.
3. Tính và xét kết quả học tập
3.1. Tính kết quả học tập
Đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình,
- Điểm trung bình chung học kỳ được tính cho tất cả các học phần đăng ký học trong học kỳ, bao gồm các học phần của chương trình chính và chương trình thứ 2.
- Điểm trung bình chung 2 kỳ liên tiếp được tính cho tất cả các học phần đăng ký học trong 2 kỳ liên tiếp.
- Điểm trung bình chung tích lũy được tính riêng cho từng chương trình học.
3.2. Xét kết quả học tập
a. Điều kiện buộc thôi học
Việc xét các điều kiện thôi học cho sinh viên học cùng lúc hai chương trình được áp dụng theo điều 16 của Qui chế đào tạo đại học và cao đẳng theo hệ thống tín chỉ. Cụ thể, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 1,00 hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp;
- Có điểm trung bình chung tích lũy của chương trình thứ nhất đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc 1,80 đối với sinh viên năm cuối khóa của chương trình thứ nhất.
b. Điều kiện để tiếp tục theo học cả hai chương trình
Sinh viên được tiếp tục theo học cả hai chương trình nếu có đủ các điều kiện sau:
- Không bị buộc thôi học.
- Điểm trung bình chung tích lũy của chương trình chính phải lớn hơn 2,0.
- Điểm trung bình chung tích lũy của chương trình thứ hai phải lớn hơn 2,0.
c.Điều kiện phải ngừng học chương trình thứ hai
Sinh viên phải ngừng học chương trình thứ hai nếu không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học nhưng rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Có điểm trung bình chung tích lũy của chương trình chính nhỏ hơn 2,0,
- Có điểm trung bình chung tích lũy của chương trình thứ hai nhỏ hơn 2,0.
Hiệu trưởng ra Quyết định cho sinh viên ngừng học chương trình thứ hai.
d. Điều kiện để được quay lại học tiếp chương trình thứ hai
- Sinh viên bị ngừng học chương trình thứ hai do kết quả học tập của chương trình chính chỉ được quay lại đăng ký học các học phần của chương trình hai khi điểm trung bình chung tích lũy của chương trình chính được cải thiện đạt từ 2,0 trở lên.
- Sinh viên bị ngừng học chương trình thứ hai do kết quả học tập của chương trình thứ hai chỉ được đăng ký học các học phần mới của chương trình hai khi đã cải thiện được kết quả của chương trình thứ hai với mức điểm trung bình chung tích lũy lớn hơn hoặc bằng 2.0; đồng thời tại thời điểm quay lại học chương trình thứ 2, điểm trung bình chung tích lũy của chương trình chính phải đạt từ 2.0 trở lên.
- Sinh viên muốn quay trở lại học tiếp chương trình thứ 2 phải nộp đơn đăng ký (theo mẫu) cho Phòng Đào tạo và phải được Hiệu trưởng ra quyết định cho phép.
Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất; đối với các chương trình đào tạo Đại học của Nhà trường thời gian hoàn thành tối đa là 6 năm. Sinh viên phải nộp học phí đầy đủ cho các học phần đăng ký học ở chương trình thứ 2.
4. Xét và công nhận tốt nghiệp
Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai nếu đã tốt nghiệp chương trình thứ nhất.
Việc xét và công nhận tốt nghiệp của sinh viên theo học chương trình thứ 2 tuân thủ theo các qui định của Qui chế đào tạo Đại học và Cao đẳng theo hệ thống tín chỉ.