Chi tiết
Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - tiền thân là Phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, được thành lập năm 1975. Số cán bộ công chức, viên chức của Phòng hiện là 7 người, gồm 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 3 chuyên viên.
Phòng Đào tạo có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo Nhà Trường về chiến lược và kế hoạch đào tạo đại học; tổ chức xây dựng khung chương trình đào tạo cho tất cả các chuyên ngành thuộc tất cả các hệ và các phương thức đào tạo; tổ chức và quản lý toàn diện quá trình giảng dạy và học tập bậc đại học. Cụ thể:
Tóm tắt
Nội dung
Phòng Đào tạo có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo Nhà Trường về chiến lược và kế hoạch đào tạo đại học; tổ chức xây dựng khung chương trình đào tạo cho tất cả các chuyên ngành thuộc tất cả các hệ và các phương thức đào tạo; tổ chức và quản lý toàn diện quá trình giảng dạy và học tập bậc đại học.
Cơ cấu tổ chức của Phòng đào tạo như sau:
Nội dung.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ, từ năm học 2006-2007, phòng Đào tạo đã tham mưu trực tiếp cho Hội đồng xây dựng khung chương trình của trường thiết kế lại toàn bộ chương trình đào tạo của tất cả chuyên ngành theo hướng hiện đại, phù hợp với nhu cầu xã hội và tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Sau 04 năm thực hiện thành công đào tạo tín chỉ, năm học 2009-2010, phòng Đào tạo lại cùng với các khoa, bộ môn trong trường tiếp tục rà soát điều chỉnh lại toàn bộ chương trình đào tạo. Hiện nay, chương trình đào tạo của 19 chuyên ngành đã được chỉnh sửa và đưa vào áp dụng từ khóa tuyển sinh 2010.
Đang cập nhật nội dung.
Chuyên ngành đào tạo
Chương trình đào tạo đại học
Nhà trường đã thực hiện việc công bố mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng và trình độ ngoại ngữ mà sinh viên đạt được khi tốt nghiệp cho từng chuyên ngành:
Đang cập nhật nội dung
Huân chương Lao động hạng 3
(ictdanang) – Phát triển nhanh và bền vững kinh tế-xã hội là nội dung cốt lõi trong lý thyết phát triển và hiện đã trở thành xu thế chung của các nước đang phát triển. Khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội, đó chính là nền tảng, là cơ sở để các tỉnh trong khu vực phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở khai thác và kết hợp giữa kinh tế biển với kinh tế đất liền. Giáo sư . Tiến sỹ Trương Bá Thanh – Hiệu trưởng Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (người đứng) điều hành phiên làm việc đầu tiên của hội thảo. Tuy nhiên, có một nghịch lý tồn tại dai dẳng : là khu vực giàu tài nguyên thiên, giàu nguồn nhân lực, song duyên hải miền Trung và Tây Nguyên vẫn là khu vực kém phát triển của Việt Nam. Thu nhạp bình quan đầu người của toàn khu vực vẫn thấp hơn mức trung bình chung của cả nước và các khu vực phát triển khác. Cơ cấu kinh tế khu vực tuy có bước chuyển biển tích cực theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa; song, tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm và thiếu bền vững. Kinh tế các tỉnh trong khu vực vẫn phát triển dưới tiềm năng và thiếu vững chắc, bởi chỉ dựa trên mô hình phát triển sao chép lẫn nhau ; dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau làm lãng phí nguồn lực; đặc biệt là việc khai thác các nguồn tài nguyên chưa thật sự hiệu quả, thiếu tính hoạch định lâu dài Hội thảo do Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tổ chức lần này muốn đưa ra những vấn đề gợi mở cho các hướng nghiên cứu mới; bên cạnh đó, các báo cáo – tham luận cũng tích cực đưa ra những giải pháp và quyết sách thật sự thỏa đáng để chính quyền các tỉnh -thành phố trong khu vực tham khảo về các mô hình phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội (2011-2020). Giáo sư - Tiến sỹ Trương Bá Thanh – Hiệu trưởng Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - đã nhấn mạnh như trên trong phát biểu đề dẫn của mình tại phiên khai mạc Hội thảo Phát triển nhanh và bền vững kinh tế xã hội khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên vừa diễn ra hôm 30/9 tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Giai đoạn 2006-2010, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có tốc độ phát triển trung bình là 12,6%, trong đó các tỉnh duyên hải miền Trung có tốc độ là 13% và Tây nguyên là 12,2%. Mặc dù đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cả nước, song đến năm 2010, tỷ trọng GDP của toàn khu vực này cũng mới chỉ chiếm gần 14% trên tổng GDP của cả nước. Những số liệu được nêu ra tại hội thảo dù chưa thể mô tả chi tiết về thực tế phát triển kinh tế- xã hội của toàn khu vực trong những năm qua, song cũng đủ để mỗi chúng ta có cái nhìn tổng quát về bức tranh tổng thể chung đó là sự phát triển chưa thật sự nhanh và bền vững đang diễn ra tại khu vực này. Mặc dù Chính phủ và chính quyền các địa phương trong khu vực đã có rất nhiều cố gắng trong việc điều chỉnh chính sách phát triển, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên kết kinh tế… Nhận thức vấn đề phải vừa đầy đủ vừa sâu sắc trên cả hai cấp độ vĩ mô và vi mô Cũng theo Giáo sư - Tiến sỹ Trương Bá Thanh, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là việc nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội đã chưa thật sự đầy đủ và sâu sắc trên cả hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Do vậy, hội thảo hôm nay, không là phiên hội thảo “đóng khung”, các báo cáo, tham luận chỉ dừng lại ở lý thuyết kinh viện mà đi vào mổ xẻ phân tích các vấn đề sau : 1/ Những nguy cơ tiềm ẩn nào đang hiện diện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong khu vực ? 2/ Mô hình nào là phù hợp cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực ? 3/ Làm thế nào để khai thác có hiệu quả và bền vững nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội tại duyên hải miền Trung và Tây Nguyên ? 4/ Hệ thống cơ chế - chính sách nào cần có để thúc đẩy triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội tại khu vực này ? Góp một tiếng nói cho diễn đàn Vì miền Trung - Tây Nguyên. Không thể tiếp tục lãng phí tiềm năng Biển - Đảo Theo Phó GS.TS. Bùi Quang Bình - Đại học Kinh tế Đà Nẵng -, tiềm năng kinh tế biển rất lớn để có thể phát triển kinh tế ở quy mô công nghiệp (hình thành khu kinh tế ven biển đặc thù, phát triển ngành đóng tàu - khai thác dịch vụ cảng biển, du lịch, khai thác - nuôi trồng thủy sản gắn với phát triển công nghiệp chế biến). Tuy nhiên trong nhiều năm qua những tiềm năng chưa được khơi dậy, chưa được huy động vào phát triển kinh tế; ngược lại, đã phải gánh chịu những hệ lụy của vấn đề khai thác kém hiệu quả, thậm chí lãng phí, nhiều dự án ven biển chỉ là dự án “treo”, gậy nên hậu quả xấu cả về kinh tế lẫn xã hội và môi trường. Ông Bình nhấn mạnh thêm: Việc khai thác tiềm năng biển ở khu vực vẫn đang còn thiếu những điều kiện cần và đủ. Thiếu chiến lược dài hạn chung ; thiếu cơ chế điều hành thống nhất; từ đó, cho đến nay vẫn còn thiếu hệ cơ sở dữ liệu đầy đủ và hoàn thiện. Do thiếu và thiếu như vậy, nên, hạ tầng cơ sở kỹ thuật, trình độ kỹ thuật và công nghệ của các ngành kinh tế biển ở miền Trung thiếu đồng bộ, lạc hậu dẫn đến thiếu sức cạnh tranh. Muốn cải thiện tình hình – theo ông - phải sớm tiến hành điều tra và xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất về tiềm năng biển đảo tại các tỉnh miền Trung làm cơ sở cho nghiên cứu và hoạch định chính sách khai thác sử dụng đồng thời bảo đảm nguồn lực để cập nhật thường xuyên trên cơ sở đóng góp của các tỉnh trong vùng; lựa chọn và tập trung nguồn lực để khai thác sử dụng hiệu qủa tiềm năng biển đảo; thực hiện liên kết phát triển toàn diện giữa các địa phương trong vùng từ lập quy hoạch tới việc ban hành các chính sách phát triển trên nguyên tắc phân công lao động và cùng có lợi; hoàn thiện thể chế chính sách và huy động nguồn nhân lực vào vùng nhằm thúc đẩy khai thác tận dụng các lợi thế của vùng để phát triển kinh tế; chú trọng và khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển các ngành kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế nói riêng; nâng cấp, hoàn thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong vùng; tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo đủ số lượng với chất lượng cao cho phát triển các ngành kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế nói chung… Các tỉnh miền Trung chúng ta đang có tình trạng dư thừa công suất cảng biển trên đất liền, dư thừa công suất hệ thống giao thông đất liền kết nối với cảng biển; trong khi đó, hạ tầng giao thông cho đất liền với biển đảo thì vẫn rất khó khăn, dẫn đến chia cắt với đất liền khi thời tiết không thuận lợi. Từ đất liên Quảng Ngãi ra Lý Sơn là một ví dụ điển hình. Vai trò TP đầu tàu Tiến sỹ Võ Thị Thúy Anh – Đại học Kinh tế Đà Nẵng - đã tham gia hội thảo với báo về Nâng cao năng lực cạnh tranh của TP Đà Nẵng với tư cách là địa phương đầu tàu. Theo TS Thúy Anh, để nâng cao năng lực cạnh tranh cần xác định được ngành và sản phẩm cạnh tranh chính của TP chúng ta, cũng như xây dựng chiến lực tạo thương hiệu đối với sản phẩm cạnh tranh chính của TP. Mặc khác, chính quyền thành phố thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho hoạt động của DN và từ đó mới có thể nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống DN và của nền kinh tế. Các giải pháp đề xuất gồm : giảm chi phí không chính thức thông qua các quy định, chế tài và các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao đạo đức công chức; giảm chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước bằng các giải pháp như đẩy mạnh rà soát, đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính theo đề án 30 của Chính phủ, thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa hiện đại; phát huy năng lực điều hành của chính quyền cấp thành phố trong hỗ trợ doang nghiệp. Trong đó quan tâm đến một mong đợi từ phía doanh nghiệp: giảm các chi phí không chính thức cho họ trong quá trình tiếp cận và triển khai đầu tư. Đặc biệt, theo TS Võ Thị Thúy Anh, TP Đà Nẵng cần cải thiện việc tiếp cận đất đai, bởi theo kết quả PCI , đây là lĩnh vực (chỉ số) mà Đà Nẵng còn xếp ở vị trí thấp. Các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn vãn còn quan ngại về khả năng thu hồi đất. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro thu hôi đất ở Đà Nẵng cao hơn mức bình quân của cả nước. Có đến 35,83% doanh nghiệp dân doanh gặp khó khăn trong tiếp cận đất và mở rộng mặt bằng sản xuất. Trong đó, có 31,34 % cho rằng giải phóng mặt bằng chậm là nguyên nhân chủ yếu. Ngoài ra, có 12% doanh nghiệp dân doanh cảm nhận điều này là do quy hoạch đất đai của Đà Nẵng còn có điểm chưa hợp lý.Một số các lý do khác cũng được doanh nghiệp nêu ra như giá thuê mặt bằng kinh doanh còn cao (74%), thủ tục về đất đai cũng còn phức tạp (7,4%) và Đà Nẵng còn thiếu quỹ đất sạch (4,47%). Bên cạnh đó, tác giả tham luận cũng đề xuất cần tăng tiếp cận đất đai qua các giải pháp như lập quy hoạch sử dụng đất ở 3 cấp (TP- Quân, huyện-Phường, xã). Rà soát, thông kê thu hồi đất của các dự án không triển khai, giải thể, hoặc phá sản. Có chính sách ưu đãi đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm tìm kiếm cơ hội và thực hiện đầu tư vào các khu vực có diện tích đất còn khá lớn nhưng cơ sở hạ tầng còn yếu kém (khu vực nông thôn, miền núi Hòa Vang). Tây Nguyên: bảo tồn cho được giá trị văn hóa và bảo đảm cho được nguồn lực con người-cán bộ ! Nhiều phố mới, làng mới, nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, phát triển đã làm cho bộ mặt Tây Nguyên trong thời gian qua liên tục được thay da, đổi thịt theo dáng dấp của xã hội đang trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Các chính sách của Đảng và Nhà nước, trong quan tâm đầu tư, xây dựng mọi mặt để Tây Nguyên cùng hòa nhập với tiến trình phát triển của đất nước đã tạo nên quá trình đổi mới, dân chủ hóa tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trở thành phương thức cơ bản để tạo nên những bước thay đổi về “chất” trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên. Phó Giáo sư.Tiến sỹ Hồ Tấn Sáng – Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III - đã khái quát như vậy khi nói về diện mạo mới của Tây Nguyên hôm nay. Tuy nhiên, ông băn khoăn: Dẫu vậy, nhưng những năm qua, nền kinh tế Tây Nguyên đã phát triển nhanh trong xu thế “không cân đối và đồng bộ - thiếu tính đột phá về cơ cấu “ do đó, không bền vững. Sự phát triển kinh tế chỉ tập trung vào các vùng đô thị, ven các trục giao thông. Ở vùng sâu, vùng xa sự đổi thay còn quá chậm chạp. Mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư chênh lệch khá lớn và đang có xu hướng giãn ra thêm. Nhìn tổng thể, đến nay, sự phát triển kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên vẫn chưa hoàn toàn vững chắc ; nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội và đặc biệt là những vấn đề “nhạy cảm” đang làm cho các cấp quản lý nhà nước, cộng đồng các dân tộc trên cả nước hết sức quan ngại, lo lắng Tây Nguyên. Tôi cho rằng, cần nhận thức đầy đủ và có giải pháp phù hợp trong việc hỗ trợ sản xuất và đời sống cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo. Ở đây có lẽ không phải là vấn đề thiếu đất mà thiếu việc làm mới, đây mới chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đói nghèo. Do vậy, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn này cần có mối quan hệ phối hợp để tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số. Cần sớm tổng kết và chấm dứt việc giải quyết đất sản xuất theo quyết định 134 trước đây, đẩy mạnh và khuyến khích thành lập-phát triển kinh tế trang trại; khuyến khích mạnh mẽ mô hình vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến – hoạt động bao tiêu sản phẩm. Nói đến Tây Nguyên là nói đến một khu vực còn bảo lưu dòng chảy văn hóa dân tộc đặc sắc mà cộng đồng cư dân bản địa cổ đại đã tạo dựng nên. Chúng ta đang chứng kiến những đổi thay trong chuyển đổi nếp nghĩ, lối sống của mỗi người, mỗi cộng đồng trên vùng đất này. Xét cho cùng thì điều đó cũng là quy luạt tất yếu - Phó Giáo sư.Tiến sỹ Hồ Tấn Sáng nhấn mạnh. Và ông chia sẻ nỗi lo : Cái khó là làm thế nào để đồng bào biết thay đổi và tạo nên những đột phá trong (tư duy) phát triển sản xuất, làm ăn; cải thiện và từng bước nâng cao việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, song, lại không bị đứt gãy các giá trị bản sắc văn hóa của chính mình. Phó Giáo sư-Tiến sỹ Hồ Tấn Sáng cũng đưa ra những kiến nghị để bảo đảm an sinh lâu dài - bảo đảm phát triển nhanh-bền vững tại khu vực Tây Nguyên, dựa vào một nguồn lực, mà theo ông, có ý nghĩa hết sức quan trọng là CON NGƯỜI – CÁN BỘ. Theo ông, cơ cấu cán bộ chủ chốt phải có sự đan xen giữa các dân tộc ; cố gắng bố trí những cán bộ có quá trình gắn bó với địa phương, hiểu biết phong tục-tập quán-văn hóa, và đặc biệt, phải biết ít nhất một ngôn ngữ bản địa dân tộc thiểu số. Trong bảo đảm nguồn lực này, cầm sớm có chính sách cụ thể thu hút nhân tài đến vùng đất này. Bổ sung cho ý kiến của Phó Giáo sư-Tiến sỹ Hồ Tấn Sáng, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Lê Văn Đính (Học Viện Chính trị-Hành chính khu vực III) cho rằng: Chất lượng giáo dục-đào tạo học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số đã chậm được cải thiện, ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Việc triển khai dạy nghề cũng chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu và chưa đóng góp đáng kể vào việc hoàn thiện tay nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên con, em đồng bào dân tộc thiểu số. Chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở, nhất là những địa bàn khó khăn, phức tạp còn quá bất cập, do vậy, chưa thu hút, động viên cán bộ an tâm công tác. Đáng tiếc, trong thực hiện một số chính sách xã hội, giải quyết vấn đề người có công trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vừa qua, chúng ta vừa giải quyết chậm, vừa có thiếu sót. Còn ở lĩnh vực văn hóa, bên cạnh những ưu điểm đạt được, thì những ai quan tâm nghiên cứu về Tây Nguyên đều không thể trăn trở về những tác động tiêu cực làm đứt gãy truyền thống, làm lay chuyển nền tảng xã hội ở Tây Nguyên. Một trong những việc cần làm và làm thường xuyên là phải bảo đảm không gian sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Mà muốn vậy thì phải tổ chức lại việc khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên Rừng - Nước - ; bảo đảm việc sử dụng đất phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. Đối với các dự án sử dụng nhiều đất, phải có cơ chế để chủ dự án sử dụng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số ; đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng buôn làng để giảm áp lực về đất sản xuất ; tạo điều kiện cho bà con gắn bó với rừng, có thêm việc làm. Không lặp lại sai lầm: Công trình nhỏ, hiệu quả không có gì đáng nói nhưng lại đảo lộn cả hệ tài nguyên-sinh thái. Một nhà máy thủy điện với 3 tổ máy, có tổng giá trị đầu tư là 250 tỷ đồng, cho công suất 7,5 MW nằm trên địa bàn tỉnh Đắc Nông là một ví dụ. Để xây dựng nhà máy này, chủ đầu tư đã phải phá hàng trăm hecfta rừng doc suối Dăkru ; đào xới làm đảo lộn cả cảnh quan một rừng rừng núi thâm u để xây dựng đập ngăn, hồ chứa và cả hệ thống kênh dẫn dòng dài hơn 5km. Tiến sỹ Đào Hữu Hòa, Phó Trưởng Ban Tổ chức hội thảo nhìn nhận: Các báo cáo – tham luận đầy tâm huyết chuẩn bị đăng đàn tại hội thảo lần này đã khẳng định sự cần thiết và cấp bách cả về nhận thức và hành động đối với vấn đề phát triển nhanh và bền vững tại khu vực. Kèm theo đó là các giải pháp đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững cần được triển khai cả ở cấp vĩ mô và vi mô. Tôi cho rằng, thông qua hội thảo đã làm rõ – trên cơ sở khoa học và thực tiễn hẳn hoi - những thuận lợi và khó khăn trong việc đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của kinh tế - xã hội duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, kể cả đã đưa ra những dự báo, cảnh báo hết sức cần thiết. Trong đó có cả những đề xuất phải sớm có kế hoạch để khai thác các lợi thế, và phải khai thác hợp lý, nếu không thì lợi thế lại trở thành bất lợi. Trần Ngọc thực hiện
(ictdanang) – Phát triển nhanh và bền vững kinh tế-xã hội là nội dung cốt lõi trong lý thyết phát triển và hiện đã trở thành xu thế chung của các nước đang phát triển. Khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội, đó chính là nền tảng, là cơ sở để các tỉnh trong khu vực phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở khai thác và kết hợp giữa kinh tế biển với kinh tế đất liền.
Giáo sư . Tiến sỹ Trương Bá Thanh – Hiệu trưởng Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (người đứng) điều hành phiên làm việc đầu tiên của hội thảo.
Tuy nhiên, có một nghịch lý tồn tại dai dẳng : là khu vực giàu tài nguyên thiên, giàu nguồn nhân lực, song duyên hải miền Trung và Tây Nguyên vẫn là khu vực kém phát triển của Việt Nam. Thu nhạp bình quan đầu người của toàn khu vực vẫn thấp hơn mức trung bình chung của cả nước và các khu vực phát triển khác. Cơ cấu kinh tế khu vực tuy có bước chuyển biển tích cực theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa; song, tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm và thiếu bền vững.
Kinh tế các tỉnh trong khu vực vẫn phát triển dưới tiềm năng và thiếu vững chắc, bởi chỉ dựa trên mô hình phát triển sao chép lẫn nhau ; dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau làm lãng phí nguồn lực; đặc biệt là việc khai thác các nguồn tài nguyên chưa thật sự hiệu quả, thiếu tính hoạch định lâu dài
Hội thảo do Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tổ chức lần này muốn đưa ra những vấn đề gợi mở cho các hướng nghiên cứu mới; bên cạnh đó, các báo cáo – tham luận cũng tích cực đưa ra những giải pháp và quyết sách thật sự thỏa đáng để chính quyền các tỉnh -thành phố trong khu vực tham khảo về các mô hình phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội (2011-2020).
Giáo sư - Tiến sỹ Trương Bá Thanh – Hiệu trưởng Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - đã nhấn mạnh như trên trong phát biểu đề dẫn của mình tại phiên khai mạc Hội thảo Phát triển nhanh và bền vững kinh tế xã hội khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên vừa diễn ra hôm 30/9 tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Giai đoạn 2006-2010, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có tốc độ phát triển trung bình là 12,6%, trong đó các tỉnh duyên hải miền Trung có tốc độ là 13% và Tây nguyên là 12,2%. Mặc dù đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cả nước, song đến năm 2010, tỷ trọng GDP của toàn khu vực này cũng mới chỉ chiếm gần 14% trên tổng GDP của cả nước.
Những số liệu được nêu ra tại hội thảo dù chưa thể mô tả chi tiết về thực tế phát triển kinh tế- xã hội của toàn khu vực trong những năm qua, song cũng đủ để mỗi chúng ta có cái nhìn tổng quát về bức tranh tổng thể chung đó là sự phát triển chưa thật sự nhanh và bền vững đang diễn ra tại khu vực này. Mặc dù Chính phủ và chính quyền các địa phương trong khu vực đã có rất nhiều cố gắng trong việc điều chỉnh chính sách phát triển, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên kết kinh tế…
Nhận thức vấn đề phải vừa đầy đủ vừa sâu sắc trên cả hai cấp độ vĩ mô và vi mô Cũng theo Giáo sư - Tiến sỹ Trương Bá Thanh, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là việc nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội đã chưa thật sự đầy đủ và sâu sắc trên cả hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Do vậy, hội thảo hôm nay, không là phiên hội thảo “đóng khung”, các báo cáo, tham luận chỉ dừng lại ở lý thuyết kinh viện mà đi vào mổ xẻ phân tích các vấn đề sau :
1/ Những nguy cơ tiềm ẩn nào đang hiện diện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong khu vực ? 2/ Mô hình nào là phù hợp cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực ? 3/ Làm thế nào để khai thác có hiệu quả và bền vững nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội tại duyên hải miền Trung và Tây Nguyên ? 4/ Hệ thống cơ chế - chính sách nào cần có để thúc đẩy triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội tại khu vực này ?
Góp một tiếng nói cho diễn đàn Vì miền Trung - Tây Nguyên.
Không thể tiếp tục lãng phí tiềm năng Biển - Đảo
Theo Phó GS.TS. Bùi Quang Bình - Đại học Kinh tế Đà Nẵng -, tiềm năng kinh tế biển rất lớn để có thể phát triển kinh tế ở quy mô công nghiệp (hình thành khu kinh tế ven biển đặc thù, phát triển ngành đóng tàu - khai thác dịch vụ cảng biển, du lịch, khai thác - nuôi trồng thủy sản gắn với phát triển công nghiệp chế biến). Tuy nhiên trong nhiều năm qua những tiềm năng chưa được khơi dậy, chưa được huy động vào phát triển kinh tế; ngược lại, đã phải gánh chịu những hệ lụy của vấn đề khai thác kém hiệu quả, thậm chí lãng phí, nhiều dự án ven biển chỉ là dự án “treo”, gậy nên hậu quả xấu cả về kinh tế lẫn xã hội và môi trường.
Ông Bình nhấn mạnh thêm: Việc khai thác tiềm năng biển ở khu vực vẫn đang còn thiếu những điều kiện cần và đủ. Thiếu chiến lược dài hạn chung ; thiếu cơ chế điều hành thống nhất; từ đó, cho đến nay vẫn còn thiếu hệ cơ sở dữ liệu đầy đủ và hoàn thiện. Do thiếu và thiếu như vậy, nên, hạ tầng cơ sở kỹ thuật, trình độ kỹ thuật và công nghệ của các ngành kinh tế biển ở miền Trung thiếu đồng bộ, lạc hậu dẫn đến thiếu sức cạnh tranh.
Muốn cải thiện tình hình – theo ông - phải sớm tiến hành điều tra và xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất về tiềm năng biển đảo tại các tỉnh miền Trung làm cơ sở cho nghiên cứu và hoạch định chính sách khai thác sử dụng đồng thời bảo đảm nguồn lực để cập nhật thường xuyên trên cơ sở đóng góp của các tỉnh trong vùng; lựa chọn và tập trung nguồn lực để khai thác sử dụng hiệu qủa tiềm năng biển đảo; thực hiện liên kết phát triển toàn diện giữa các địa phương trong vùng từ lập quy hoạch tới việc ban hành các chính sách phát triển trên nguyên tắc phân công lao động và cùng có lợi; hoàn thiện thể chế chính sách và huy động nguồn nhân lực vào vùng nhằm thúc đẩy khai thác tận dụng các lợi thế của vùng để phát triển kinh tế; chú trọng và khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển các ngành kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế nói riêng; nâng cấp, hoàn thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong vùng; tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo đủ số lượng với chất lượng cao cho phát triển các ngành kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế nói chung…
Các tỉnh miền Trung chúng ta đang có tình trạng dư thừa công suất cảng biển trên đất liền, dư thừa công suất hệ thống giao thông đất liền kết nối với cảng biển; trong khi đó, hạ tầng giao thông cho đất liền với biển đảo thì vẫn rất khó khăn, dẫn đến chia cắt với đất liền khi thời tiết không thuận lợi. Từ đất liên Quảng Ngãi ra Lý Sơn là một ví dụ điển hình.
Vai trò TP đầu tàu
Tiến sỹ Võ Thị Thúy Anh – Đại học Kinh tế Đà Nẵng - đã tham gia hội thảo với báo về Nâng cao năng lực cạnh tranh của TP Đà Nẵng với tư cách là địa phương đầu tàu.
Theo TS Thúy Anh, để nâng cao năng lực cạnh tranh cần xác định được ngành và sản phẩm cạnh tranh chính của TP chúng ta, cũng như xây dựng chiến lực tạo thương hiệu đối với sản phẩm cạnh tranh chính của TP.
Mặc khác, chính quyền thành phố thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho hoạt động của DN và từ đó mới có thể nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống DN và của nền kinh tế.
Các giải pháp đề xuất gồm : giảm chi phí không chính thức thông qua các quy định, chế tài và các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao đạo đức công chức; giảm chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước bằng các giải pháp như đẩy mạnh rà soát, đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính theo đề án 30 của Chính phủ, thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa hiện đại; phát huy năng lực điều hành của chính quyền cấp thành phố trong hỗ trợ doang nghiệp. Trong đó quan tâm đến một mong đợi từ phía doanh nghiệp: giảm các chi phí không chính thức cho họ trong quá trình tiếp cận và triển khai đầu tư.
Đặc biệt, theo TS Võ Thị Thúy Anh, TP Đà Nẵng cần cải thiện việc tiếp cận đất đai, bởi theo kết quả PCI , đây là lĩnh vực (chỉ số) mà Đà Nẵng còn xếp ở vị trí thấp. Các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn vãn còn quan ngại về khả năng thu hồi đất. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro thu hôi đất ở Đà Nẵng cao hơn mức bình quân của cả nước. Có đến 35,83% doanh nghiệp dân doanh gặp khó khăn trong tiếp cận đất và mở rộng mặt bằng sản xuất. Trong đó, có 31,34 % cho rằng giải phóng mặt bằng chậm là nguyên nhân chủ yếu. Ngoài ra, có 12% doanh nghiệp dân doanh cảm nhận điều này là do quy hoạch đất đai của Đà Nẵng còn có điểm chưa hợp lý.Một số các lý do khác cũng được doanh nghiệp nêu ra như giá thuê mặt bằng kinh doanh còn cao (74%), thủ tục về đất đai cũng còn phức tạp (7,4%) và Đà Nẵng còn thiếu quỹ đất sạch (4,47%).
Bên cạnh đó, tác giả tham luận cũng đề xuất cần tăng tiếp cận đất đai qua các giải pháp như lập quy hoạch sử dụng đất ở 3 cấp (TP- Quân, huyện-Phường, xã). Rà soát, thông kê thu hồi đất của các dự án không triển khai, giải thể, hoặc phá sản. Có chính sách ưu đãi đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm tìm kiếm cơ hội và thực hiện đầu tư vào các khu vực có diện tích đất còn khá lớn nhưng cơ sở hạ tầng còn yếu kém (khu vực nông thôn, miền núi Hòa Vang).
Tây Nguyên: bảo tồn cho được giá trị văn hóa và bảo đảm cho được nguồn lực con người-cán bộ !
Nhiều phố mới, làng mới, nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, phát triển đã làm cho bộ mặt Tây Nguyên trong thời gian qua liên tục được thay da, đổi thịt theo dáng dấp của xã hội đang trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Các chính sách của Đảng và Nhà nước, trong quan tâm đầu tư, xây dựng mọi mặt để Tây Nguyên cùng hòa nhập với tiến trình phát triển của đất nước đã tạo nên quá trình đổi mới, dân chủ hóa tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trở thành phương thức cơ bản để tạo nên những bước thay đổi về “chất” trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên.
Phó Giáo sư.Tiến sỹ Hồ Tấn Sáng – Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III - đã khái quát như vậy khi nói về diện mạo mới của Tây Nguyên hôm nay. Tuy nhiên, ông băn khoăn:
Dẫu vậy, nhưng những năm qua, nền kinh tế Tây Nguyên đã phát triển nhanh trong xu thế “không cân đối và đồng bộ - thiếu tính đột phá về cơ cấu “ do đó, không bền vững. Sự phát triển kinh tế chỉ tập trung vào các vùng đô thị, ven các trục giao thông. Ở vùng sâu, vùng xa sự đổi thay còn quá chậm chạp. Mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư chênh lệch khá lớn và đang có xu hướng giãn ra thêm. Nhìn tổng thể, đến nay, sự phát triển kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên vẫn chưa hoàn toàn vững chắc ; nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội và đặc biệt là những vấn đề “nhạy cảm” đang làm cho các cấp quản lý nhà nước, cộng đồng các dân tộc trên cả nước hết sức quan ngại, lo lắng Tây Nguyên. Tôi cho rằng, cần nhận thức đầy đủ và có giải pháp phù hợp trong việc hỗ trợ sản xuất và đời sống cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo. Ở đây có lẽ không phải là vấn đề thiếu đất mà thiếu việc làm mới, đây mới chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đói nghèo. Do vậy, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn này cần có mối quan hệ phối hợp để tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số. Cần sớm tổng kết và chấm dứt việc giải quyết đất sản xuất theo quyết định 134 trước đây, đẩy mạnh và khuyến khích thành lập-phát triển kinh tế trang trại; khuyến khích mạnh mẽ mô hình vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến – hoạt động bao tiêu sản phẩm.
Nói đến Tây Nguyên là nói đến một khu vực còn bảo lưu dòng chảy văn hóa dân tộc đặc sắc mà cộng đồng cư dân bản địa cổ đại đã tạo dựng nên. Chúng ta đang chứng kiến những đổi thay trong chuyển đổi nếp nghĩ, lối sống của mỗi người, mỗi cộng đồng trên vùng đất này. Xét cho cùng thì điều đó cũng là quy luạt tất yếu - Phó Giáo sư.Tiến sỹ Hồ Tấn Sáng nhấn mạnh. Và ông chia sẻ nỗi lo : Cái khó là làm thế nào để đồng bào biết thay đổi và tạo nên những đột phá trong (tư duy) phát triển sản xuất, làm ăn; cải thiện và từng bước nâng cao việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, song, lại không bị đứt gãy các giá trị bản sắc văn hóa của chính mình.
Phó Giáo sư-Tiến sỹ Hồ Tấn Sáng cũng đưa ra những kiến nghị để bảo đảm an sinh lâu dài - bảo đảm phát triển nhanh-bền vững tại khu vực Tây Nguyên, dựa vào một nguồn lực, mà theo ông, có ý nghĩa hết sức quan trọng là CON NGƯỜI – CÁN BỘ. Theo ông, cơ cấu cán bộ chủ chốt phải có sự đan xen giữa các dân tộc ; cố gắng bố trí những cán bộ có quá trình gắn bó với địa phương, hiểu biết phong tục-tập quán-văn hóa, và đặc biệt, phải biết ít nhất một ngôn ngữ bản địa dân tộc thiểu số. Trong bảo đảm nguồn lực này, cầm sớm có chính sách cụ thể thu hút nhân tài đến vùng đất này.
Bổ sung cho ý kiến của Phó Giáo sư-Tiến sỹ Hồ Tấn Sáng, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Lê Văn Đính (Học Viện Chính trị-Hành chính khu vực III) cho rằng: Chất lượng giáo dục-đào tạo học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số đã chậm được cải thiện, ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Việc triển khai dạy nghề cũng chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu và chưa đóng góp đáng kể vào việc hoàn thiện tay nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên con, em đồng bào dân tộc thiểu số. Chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở, nhất là những địa bàn khó khăn, phức tạp còn quá bất cập, do vậy, chưa thu hút, động viên cán bộ an tâm công tác.
Đáng tiếc, trong thực hiện một số chính sách xã hội, giải quyết vấn đề người có công trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vừa qua, chúng ta vừa giải quyết chậm, vừa có thiếu sót. Còn ở lĩnh vực văn hóa, bên cạnh những ưu điểm đạt được, thì những ai quan tâm nghiên cứu về Tây Nguyên đều không thể trăn trở về những tác động tiêu cực làm đứt gãy truyền thống, làm lay chuyển nền tảng xã hội ở Tây Nguyên.
Một trong những việc cần làm và làm thường xuyên là phải bảo đảm không gian sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Mà muốn vậy thì phải tổ chức lại việc khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên Rừng - Nước - ; bảo đảm việc sử dụng đất phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. Đối với các dự án sử dụng nhiều đất, phải có cơ chế để chủ dự án sử dụng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số ; đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng buôn làng để giảm áp lực về đất sản xuất ; tạo điều kiện cho bà con gắn bó với rừng, có thêm việc làm.
Không lặp lại sai lầm: Công trình nhỏ, hiệu quả không có gì đáng nói nhưng lại đảo lộn cả hệ tài nguyên-sinh thái.
Một nhà máy thủy điện với 3 tổ máy, có tổng giá trị đầu tư là 250 tỷ đồng, cho công suất 7,5 MW nằm trên địa bàn tỉnh Đắc Nông là một ví dụ. Để xây dựng nhà máy này, chủ đầu tư đã phải phá hàng trăm hecfta rừng doc suối Dăkru ; đào xới làm đảo lộn cả cảnh quan một rừng rừng núi thâm u để xây dựng đập ngăn, hồ chứa và cả hệ thống kênh dẫn dòng dài hơn 5km.
Tiến sỹ Đào Hữu Hòa, Phó Trưởng Ban Tổ chức hội thảo nhìn nhận:
Các báo cáo – tham luận đầy tâm huyết chuẩn bị đăng đàn tại hội thảo lần này đã khẳng định sự cần thiết và cấp bách cả về nhận thức và hành động đối với vấn đề phát triển nhanh và bền vững tại khu vực. Kèm theo đó là các giải pháp đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững cần được triển khai cả ở cấp vĩ mô và vi mô. Tôi cho rằng, thông qua hội thảo đã làm rõ – trên cơ sở khoa học và thực tiễn hẳn hoi - những thuận lợi và khó khăn trong việc đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của kinh tế - xã hội duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, kể cả đã đưa ra những dự báo, cảnh báo hết sức cần thiết. Trong đó có cả những đề xuất phải sớm có kế hoạch để khai thác các lợi thế, và phải khai thác hợp lý, nếu không thì lợi thế lại trở thành bất lợi.
Trần Ngọc thực hiện