Chi tiết
Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - tiền thân là Phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, được thành lập năm 1975. Số cán bộ công chức, viên chức của Phòng hiện là 7 người, gồm 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 3 chuyên viên.
Phòng Đào tạo có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo Nhà Trường về chiến lược và kế hoạch đào tạo đại học; tổ chức xây dựng khung chương trình đào tạo cho tất cả các chuyên ngành thuộc tất cả các hệ và các phương thức đào tạo; tổ chức và quản lý toàn diện quá trình giảng dạy và học tập bậc đại học. Cụ thể:
Tóm tắt
Nội dung
Phòng Đào tạo có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo Nhà Trường về chiến lược và kế hoạch đào tạo đại học; tổ chức xây dựng khung chương trình đào tạo cho tất cả các chuyên ngành thuộc tất cả các hệ và các phương thức đào tạo; tổ chức và quản lý toàn diện quá trình giảng dạy và học tập bậc đại học.
Cơ cấu tổ chức của Phòng đào tạo như sau:
Nội dung.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ, từ năm học 2006-2007, phòng Đào tạo đã tham mưu trực tiếp cho Hội đồng xây dựng khung chương trình của trường thiết kế lại toàn bộ chương trình đào tạo của tất cả chuyên ngành theo hướng hiện đại, phù hợp với nhu cầu xã hội và tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Sau 04 năm thực hiện thành công đào tạo tín chỉ, năm học 2009-2010, phòng Đào tạo lại cùng với các khoa, bộ môn trong trường tiếp tục rà soát điều chỉnh lại toàn bộ chương trình đào tạo. Hiện nay, chương trình đào tạo của 19 chuyên ngành đã được chỉnh sửa và đưa vào áp dụng từ khóa tuyển sinh 2010.
Đang cập nhật nội dung.
Chuyên ngành đào tạo
Chương trình đào tạo đại học
Nhà trường đã thực hiện việc công bố mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng và trình độ ngoại ngữ mà sinh viên đạt được khi tốt nghiệp cho từng chuyên ngành:
Đang cập nhật nội dung
Huân chương Lao động hạng 3
(Dân trí) - ĐH Đà Nẵng vừa ban hành quy định đào tạo chương trình thứ hai giữa các trường thành viên. Theo đó, sinh viên có thể đăng ký học chương trình thứ hai khác trường đang học chương trình thứ nhất. Quy định này chỉ áp dụng đối với các trường thành viên ĐH Đà Nẵng. ĐH Đà Nẵng cho biết, quy định về đào tạo chương trình thứ 2 giữa các trường thành viên nhằm mục đích: tạo cơ sở pháp lý để các trường thực hiện chương trình đào tạo thứ hai đối với sinh viên (SV) đến từ các trường thành viên khác; tạo điều kiện cho SV có thể đăng ký học chương trình thứ hai tại các trường thành viên ĐH Đà Nẵng khác trường SV đang theo học. Ngoài ra cũng tạo điều kiện và thúc đẩy sự dịch chuyển SV giữa các trường thành viên, khuyến khích sự hợp tác đào tạo và khai thác nguồn lực chung trong toàn ĐH Đà Nẵng. Theo quy định, đối tượng đào tạo chương trình thứ hai là SV hệ chính quy của ĐH Đà Nẵng với các điều kiện: Đã kết thúc học kỳ thứ nhất của năm học đầu tiên; Không thuộc xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất tại thời điểm đăng ký học chương trình thứ hai. Có điểm thi tuyển sinh không thấp hơn điểm trúng tuyển vào trường hoặc không thấp hơn điểm trúng tuyển vào ngành đối với các trường lấy điểm chuẩn theo ngành đăng ký học chương trình thứ hai vào năm SV trúng tuyển. Ngành đào tạo chương trình thứ 2 phải khác ngành đào tạo ở chương trình thứ nhất và cùng khối thi tuyển sinh. Nếu khác khối thi chỉ được học theo hình thức vừa học vừa làm. Bên cạnh đó trình độ đào tạo ở chương trình thứ hai không cao hơn trình độ đào tạo ở chương trình thứ nhất. Cũng để tạo điều kiện cho SV, ĐH Đà Nẵng cũng quy định: Khi học chương trình thứ hai, SV được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương ở chương trình thứ nhất. Tuy nhiên không dùng kết quả ở chương trình thứ hai để xét học bổng hoặc các hình thức khen thưởng khác. Bên cạnh đó SV sẽ không được hưởng các chế độ miễn giảm, các chính sách xã hội khi theo học chương trình thứ hai. Như vậy với việc ban hành quy định cho phép SV học một lúc hai trường thì trong năm 2011 thí sinh khi dự thi vào ĐH Đà Nẵng sẽ có thêm nhiều cơ hội để được chuyển đổi ngành nghề đào tạo. Nguyễn Hùng Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-457435/dh-da-nang-cho-phep-sv-hoc-mot-luc-hai-truong.htm
ĐH Đà Nẵng cho biết, quy định về đào tạo chương trình thứ 2 giữa các trường thành viên nhằm mục đích: tạo cơ sở pháp lý để các trường thực hiện chương trình đào tạo thứ hai đối với sinh viên (SV) đến từ các trường thành viên khác; tạo điều kiện cho SV có thể đăng ký học chương trình thứ hai tại các trường thành viên ĐH Đà Nẵng khác trường SV đang theo học.
Ngoài ra cũng tạo điều kiện và thúc đẩy sự dịch chuyển SV giữa các trường thành viên, khuyến khích sự hợp tác đào tạo và khai thác nguồn lực chung trong toàn ĐH Đà Nẵng.
Theo quy định, đối tượng đào tạo chương trình thứ hai là SV hệ chính quy của ĐH Đà Nẵng với các điều kiện: Đã kết thúc học kỳ thứ nhất của năm học đầu tiên; Không thuộc xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất tại thời điểm đăng ký học chương trình thứ hai.
Có điểm thi tuyển sinh không thấp hơn điểm trúng tuyển vào trường hoặc không thấp hơn điểm trúng tuyển vào ngành đối với các trường lấy điểm chuẩn theo ngành đăng ký học chương trình thứ hai vào năm SV trúng tuyển.
Ngành đào tạo chương trình thứ 2 phải khác ngành đào tạo ở chương trình thứ nhất và cùng khối thi tuyển sinh. Nếu khác khối thi chỉ được học theo hình thức vừa học vừa làm. Bên cạnh đó trình độ đào tạo ở chương trình thứ hai không cao hơn trình độ đào tạo ở chương trình thứ nhất.
Cũng để tạo điều kiện cho SV, ĐH Đà Nẵng cũng quy định: Khi học chương trình thứ hai, SV được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương ở chương trình thứ nhất. Tuy nhiên không dùng kết quả ở chương trình thứ hai để xét học bổng hoặc các hình thức khen thưởng khác. Bên cạnh đó SV sẽ không được hưởng các chế độ miễn giảm, các chính sách xã hội khi theo học chương trình thứ hai.
Như vậy với việc ban hành quy định cho phép SV học một lúc hai trường thì trong năm 2011 thí sinh khi dự thi vào ĐH Đà Nẵng sẽ có thêm nhiều cơ hội để được chuyển đổi ngành nghề đào tạo.
Nguyễn Hùng
Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-457435/dh-da-nang-cho-phep-sv-hoc-mot-luc-hai-truong.htm